Saturday, September 7
Hotline: 0969655528 - Địa Chỉ: Số 135 Phố Lãng Yên – Phường Thanh Lương – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Tinh hoa nghệ thuật gấp giấy Origami Nhật Bản

Google+ Pinterest LinkedIn Tumblr +

Nếu đã yêu Nhật Bản, chắc chắn bạn không thể bỏ qua nghệ thuật gấp giấy Origami – môn nghệ thuật đã đi vào văn hóa Nhật Bản. Nguồn gốc môn nghệ thuật này từ đâu, có ý nghĩa như thế nào? Cùng Kohi tìm hiểu ngay thôi nào!

Origami – môn nghệ thuật có truyền thống lâu đời của người Nhật

Cái tên Origami vốn được ghép ghép từ hai từ: “ori” là “gấp” hay “xếp” và “kami” là “giấy”. Từ này chỉ được sử dụng từ năm 1880, trước đó, người Nhật thường dùng chữ Orikata. Theo các nhà sử học, nghệ thuật xếp giấy bắt nguồn từ Trung Quốc khoảng thế kỷ thứ I, II và được du nhập vào Nhật Bản từ khoảng thế kỷ thứ VI. Nghệ thuật gấp giấy được người Nhật sáng tạo và cải biến độc đáo. Vào triều đại Muromachi 1392-1573 những sản phẩm của nghệ thuật gấp giấy đã được dùng để phục vụ lễ nghi.

Vì nguyên liệu chính là giấy, nên người Nhật đã áp dụng và biến đổi nhiều phương pháp làm ra cũng như nguyên liệu chế tạo giấy. Giấy được sử dụng gấp có tên gọi là Washi, có chất lượng cao với hoa văn họa tiết trang nhã, gấp mở nhiều lần không rách.

Người Nhật xem Origami như một phần văn hóa và truyền thống đất nước hơn là một môn nghệ thuật. Một trong số những mẫu Origami được biết đến nhiều nhất chính là con hạc – một biểu tượng của hòa bình. Hình ảnh con hạc còn gắn với niềm tin gấp được 1000 con hạc ước mơ sẽ trở thành hiện thực của người Nhật Bản.

Nghệ thuật gấp giấy Origami là môn giải trí mang tính trí tuệ

Ban đầu xuất hiện, Origami chỉ được coi như trò chơi giải trí khi sử dụng những vật liệu đơn giản có thể sáng tạo ra những hình thù độc đáo. Người Nhật rất coi trọng tỉ mỉ, đây là trò chơi giúp thể hiện tốt nhất đức tính tốt đẹp đó. Sau này người ta phát hiện ra rằng, Origami không chỉ là một trò tiêu khiển hay làm đồ trang trí thông thường, mà nó trở thành một loại hình nghệ thuật, kích thích sự sáng tạo và phóng tác của người nghệ sĩ.

Để có thể tạo nên một tác phẩm đẹp, đòi hỏi người làm phải có tinh thần tập trung cao độ, sự tỉ mỉ và chính xác đến từng nếp gấp. Mặt khác, đòi hỏi cao về trí tưởng tượng, kiến thức về không gian 3 chiều và tính thẩm mỹ tốt.

Nghệ thuật Origami là hình thức tốt để rèn luyện đức tính con người

Origami rèn luyện đức tính kiên trì

Để có thể hoàn thành một tác phẩm origami, điều cần đầu tiên chính là kiên trì. Việc gấp giấy không hề đơn giản đặc biệt là với những sản phẩm cầu kỳ, rèn luyện cho người gấp sự nhẫn nại, kiên nhẫn trong quá trình gấp. Có lẽ vì lý do đó mà ngay từ trong giáo dục mẫu giáo, trẻ em Nhật Bản đã được hướng dẫn học gấp giấy từng chút một. Hơn nữa nó kích thích khả năng sáng tạo và tư duy, nên việc đưa môn nghệ thuật này vào trường học đã được Nhật Bản lựa chọn.

Origami giúp cân bằng tâm lý

Nghệ thuật gấp giấy là môn nghệ thuật nhẹ nhàng, có tác dụng làm êm dịu thần kinh, cân bằng trí não và giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống. Nhiều bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu đã dùng Origami như một liệu pháp bổ ích vật lý và tinh thần.

Nghệ thuật gấp giấy giúp phát triển tư duy hình học

Nghệ thuật gấp giấy Origami giúp con người phát triển tốt tư duy hình học. Có rất nhiều nghệ nhân Origami sáng tác được những tác phẩm có độ khó và mang theo hình mẫu phức tạp. Nghệ thuật Origami ngày nay trở thành môn nghệ thuật độc đáo ở Nhật Bản nói riêng và trên thế giới nói chung. Hãy tự tạo cho mình những hình Origami thật đặc sắc nhé!

CÔNG TY CỔ PHẦN ICHIKAWA VIỆT NAM – TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ HAATO

Tại Việt Nam:

– Trụ sở chính: Số 135 Phố Lãng Yên, Phường Thanh Lương, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

– Cơ sở Long Biên: Số nhà 20 ngõ 353 Bát Khối, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội

Số điện thoại: 02439879203; 0969655528; 0912033556

Website: https://www.haato.edu.vn                  Email:  duhocivn@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/hoctiengnhathaato

Văn phòng tại Nhật Bản (Hỗ trợ trực tiếp đời sống và việc làm cho du học sinh):

Địa chỉ: Chibaken, Ichikawashi, miyakubo 3-21-20, Japan

Tel: (+81)47 729 3657 – (+81)804 205 3773

Share.

About Author