Mỗi một quốc gia đều sử dụng một loại tiền tệ dành riêng cho mình, ngoài sự phản ánh về giá trị thương mại và kinh tế, tiền tệ còn là biểu tượng của lịch sử và văn hóa phát triển của mỗi đất nước. Nhật Bản với một nền văn hóa đặc sắc với nhiều danh nhân nổi tiếng, đồng Yên là một trong những đồng tiền đẹp, thú vị và có nhiều ý nghĩa nhất thế giới. Chúng ta ai cũng biết đồng Yên Nhật là đồng tiền chính thức của Nhật Bản, nhưng liệu bạn đã khám phá ra những điều thú vị đằng sau chúng chưa? Trong bài viết hôm nay, HAATO sẽ cùng các bạn tìm hiểu thêm về những đặc trưng về đồng Yên Nhật nhé.
1.Nguồn gốc đồng Yên
Tiền Yên Nhật có cả hình thức tiền kim loại (tiền xu) – コイン và tiền giấy – 紙幣.
Kí hiệu là: ¥ hoặc là 円, mã quốc tế là JPY
Theo âm Hán – Việt, Yên được gọi là Viên, có nghĩa là tròn. Đồng Yên được chính phủ Meiji phát hành vào năm 1871 nhằm ổn định thị trường Nhật Bản lúc bấy giờ. Từ thời Tokugawa, đồng Yên đã trở thành dòng tiền chính thức và thay thế hoàn toàn hệ thống tiền tệ của “đất nước mặt trời mọc”.
2.Mệnh giá đồng Yên hiện tại
Hiện tại, Nhật Bản vẫn duy trì hai dòng tiền là tiền xu và tiền giấy. Trong hệ thống lưu thông tiền tệ, Nhật Bản cho phép sử dụng 6 mệnh giá tiền xu, bao gồm 1 Yên, 5 Yên, 10 Yên, 50 Yên, 100 Yên và 500 Yên. Trong khi đó thì tiền giấy chỉ được sử dụng với 4 mệnh giá là 1000 Yên, 2000 Yên, 5000 Yên và 10000 Yên.
Vào ngày 10/4/2019 thì Bộ tài chính đã công bố thiết kế mới của tiền giấy và đồng 500 yên. Để tránh tình trạng tiền giả, thì cứ 10 năm, 20 năm chính phủ sẽ thay đổi mẫu thiết kế tiền một lần. Mệnh giá các tờ tiền sẽ vẫn được nguyên và tiền cũ sẽ vẫn được sử dụng song song với tiền mới.
Đồng 500 yên sẽ được phát hành vào năm sau (khoảng năm 2021). Còn các loại tiền giấy sẽ được phát hành vào năm 2024. Trước khi đến với các thiết kế tiền mới thì chúng ta sẽ tìm hiểu các thiết kế của đồng tiền đang sử dụng nhé.
Tiền xu
♥ Đồng 1 yên
Đây là đồng tiền xu có mệnh giá nhỏ nhất, được làm bằng nhôm nguyên chất. Trọng lượng của nó cũng cực kì nhẹ chỉ 1g. Được phát hành vào năm Showa 30 (năm 1955).
1 yên tính ra bằng khoảng 211,45 VNĐ (giá thời điểm đăng bài).
♥ Đồng 5 yên
Đây là đồng tiền được đúc từ đồng và kẽm, nặng khoảng 3,75g. Được phát hành vào năm Showa 34 (năm 1959).
Ngoài ra đây cũng là đồng tiền duy nhất không có số mà chỉ có chữ. Đồng 5 yên cũng được coi là đồng xu may mắn ở Nhật, với hình tròn ở giữa mang ý nghĩa “Nhìn về tương lai”. Vì thế mà khi người ta thay ví mới thường bỏ đồng 5 yên vào ví. Ngoài ra còn do cách đọc đồng 5 yên gần giống với từ “ご縁 – duyên”.
Trên mặt trước của đồng 5 yên có in hình bông lúa phía trên, ở giữa là hình tròn với bao quanh là răng cưa, phía dưới như những gợn sóng biển. Có thể nói đồng 5 yên là biểu tượng cho 3 ngành chính ở Nhật chính là Nông nghiệp, Công nghiệp và Ngư nghiệp.
♥ Đồng 10 yên
Có mệnh giá lớn hơn 1 chút là đồng 10 yên, được phát hành cùng với đồng 5 yên. Được tạo ra từ đồng, kẽm và thiếc.
Mặt trước của đồng 10 yên là hình ảnh chiếc vòng nguyệt quế, biểu tượng cho sự chiến thắng. Mặt sau là hình ảnh một ngôi chùa Phật giáo lớn nằm ở Kyoto.
♥ Đồng 50 yên
Đây là đồng tiền xu thứ 2 có lỗ tròn ở giữa. Ban đầu đồng 50 yên và 100 yên khá là giống nhau. Để tránh nhầm lẫn, sau này đồng 50 yên được đục 1 lỗ ở giữa.
Đồng 50 yên được tạo ra từ đồng và niken.
Trên đó cũng có in hình ảnh của hoa cúc – 1 loài hoa tôn quý trong văn hóa Nhật bản.
♥ Đồng 100 yên
Đồng 100 yên có chất liệu giống như đồng 50 yên, đều được làm từ Đồng và Niken. Và đều được phát hành vào Showa năm 42 (năm 1967).
Biểu tượng được in trên đồng 100 yên là hoa Sakura – một loài hoa được người Nhật đặc biệt yêu thích.
Chỉ với đồng 100 yên các bạn có thể mua được rất nhiều đồ, ví dụ như cốc café chẳng hạn, hoặc 1 gói bim bim (tính cả thuế vào rồi nhé).
♥ Đồng 500 yên
Đồng tiền xu có mệnh giá lớn nhất trong 6 đồng tiền xu. Và cũng là đồng tiền xu có mệnh giá lớn nhất Thế Giới.
Vì đồng 500 yên gần giống với đồng 500 won Hàn Quốc, nên dễ nhầm lẫn. Do vậy vào năm 2000, đồng 500 yên với thiết kế mới được phát hành. Những đồng 500 yên chúng ta đang sử dụng chính là thiết kế mới.
Trên đồng 500 yên có biểu tượng của cây hông, đại diện cho sự tự do và khả năng phục hồi, còn cây tre là biểu tượng cho sự phồn vinh, thanh tao, còn quýt biểu tượng cho sự no đủ và tài lộc.
Tiền giấy
Tất cả các đồng tiền giấy của Nhật được in hình những nhân vật nổi tiếng ở mặt trước, còn mặt sau là danh lam thắng cảnh.
♦ 1000 yên (1000円)
Đồng tiền giấy 1 ngàn yên được phát hành vào năm Bình Thành năm 16 (năm 200).
– Mặt trước đồng 1000 yên: là hình ảnh một nhà khoa học người Nhật tên là Noguchi Hideyo, là nghiên cứu vi khuẩn học, người đã cống hiến cả cuộc đời sự nghiệp nghiên cứu bệnh sốt vàng da.
– Mặt sau là hình ảnh núi Phú sĩ – một trong những biểu tượng của Nhật Bản.
♦ Đồng 2000 yên(2000円)
Đây là đồng tiền giấy duy nhất mà mặt trước in hình của Okinawa chứ không phải là hình ảnh của nhân vật nổi tiếng nào đó.
– Mặt trước đồng 2000 yên: là hình ảnh 守礼門ーShureimon – cổng lâu đài Shuri ở Okinawa.
– Mặt sau: là Hình ảnh The Bekk Cricket ở chương thứ 38 của cuốn The Table of Genji Scroll và bức chân dung của tác giả câu chuyện đó Murasaki Shikibu
Hiện nay thì đồng 2000 cũng ít xuất hiện trên thị trường, nếu có thì xuất hiện là Okinawa nhiều hơn.
♦ Đồng 5000 yên(5000円)
– Mặ trước: In hình nhân vật nữ duy nhất là bà Higuchi Ichiyo – một tiểu thuyết gia, bình luận gia và một nhà nghiên cứu văn học Anh thời Minh Trị.
– Mặt sau: Cánh đồng “Kakitsubata Flowers”
♦ Đồng 10000 yên(10.000円)
Đây là đồng tiền có mệnh giá lớn nhất ở Nhật.
– Mặc trước: In hình ông Fukuzawa Yukichi (cuối thời Edo đầu thời Meji 1835-1901) – một nhà nông nghiệp học cũng đồng thời là cũng là một nhà giáo dục, triết học lý luận, người sáng lập trường Đại Học Keio.
– Mặt sau: Hình chim Phượng Hoàng (Công Trung Quốc) ở đền thần Byodoin.
3.Cách gọi các mệnh giá tiền lớn
Cách gọi của người Nhật:
1000 Yên = 1 Sen, 10.000 Yên = 1man, 10 Sen = 1 Man
Có một chú ý nhỏ, đó là theo cách phát âm tiếng Nhật 10.000 sẽ đọc là “man” vậy nên khi sang Nhật nếu có người nói giá món đồ này là là 1 man, 2 man…như vậy bạn phải hiểu là món đồ đó có giá 10.000 yên và 20,000 yên. Và đây là cách đọc số hàng vạn của người Nhật thôi chứ không phải “man” là một đơn vị tiền tệ đâu nhé.
Trên đây là chia sẻ của HAATO về đồng tiền Nhật Bản và các mệnh giá đồng tiền Nhật Bản bạn nên biết.