Monday, January 20
Hotline: 0969655528 - Địa Chỉ: Số 135 Phố Lãng Yên – Phường Thanh Lương – Hai Bà Trưng – Hà Nội

VÌ SAO NGƯỜI NHẬT KHÔNG ĂN QUẢ TRONG VƯỜN

Google+ Pinterest LinkedIn Tumblr +

Vì sao người Nhật không ăn trái cây trồng trong vườn mà để cây trĩu quả lủng lẳng, nhìn lên thấy cây trĩu quả thấy mê. Vậy mà chủ nhà cũng không hái mà người đi đường cũng không trộm. Đúng nghĩa là Quả trên cành chỉ để ngắm chứ không ai hái ăn.

Vậy vì sao người Nhật không ăn trái cây trong vườn ?

Nếu bạn nào có dịp du lịch qua Nhật hay mới đến sinh sống ở Nhật, chắc hẳn sẽ ngạc nhiên khi thấy cảnh cây trĩu quả đầy trái trong vườn nhiều nhà dân. Vậy mà sao không ai hái trái để ăn, thậm chí nhiều khi trái cây chín rơi rụng xuống đất, rồi tự phân rã. Hoặc sẽ có nhiều quả bị chim chóc mổ ăn nguyên trái ngon lành trên cành luôn. Vì sao nhiều người Nhật trồng cây trái trong vườn nhưng lại không hái trái cây để ăn hay đem đi bán.

Dưới đây là một số lý do khá thú vị, mời các bạn cùng tham khảo nhé:

Người Nhật rất coi trọng sức khỏe của họ nên không ăn những thực phẩm chưa qua kiểm định. Nhưng việc kiểm định lại khá phiền phức cho nên thôi thà không ăn cho an toàn. Người Nhật rất cẩn thận nên không vì một phút ham ăn sướng cái miệng mà lỡ bị trúng độc, đau bụng rồi khổ cái thân.

Vậy tại sao lại không thu hoạch để bán, kinh doanh kiếm lời?

Lý do cũng tương tự như trên, ở Nhật muốn bán bất cứ mặt hàng nào, cũng phải xin giấy phép từ chính phủ, bởi thế chỉ với một số lượng quả nhỏ thì thật phiền phức!

Mặt khác, một số làng quê nông thôn ở Nhật không còn nhiều người trẻ để leo cây hái quả nữa. Người trẻ thường lên thành phố học tập và lập nghiệp, ở nông thôn chỉ còn lại những người già, tạo nên sự mất cân bằng dân số ở thành thị và nông thôn!

Vậy người trồng không hái thì còn người đi đường thì sao?

Vì sao không có ai hái trộm hay thấy nghịch tay muốn hái chơi? Bởi người Nhật ngay từ nhỏ đã được giáo dục về việc coi trọng sức khỏe hay việc tự ý thức được hành động bản thân. Đối với người Nhật thì ngay cả hoa cỏ dại ven đường thì cũng được mọi người tôn trọng, thuộc về thiên nhiên, thuộc về cộng đồng. Không ai được tự ý hái để mang về nhà làm của riêng mình. Vì thế, đối với trái cây trong vườn người khác thì hành động hái trái sẽ bị xem xét nghiêm trọng, hơn nữa đó là hành động phạm tội trộm cắp!

Nếu vườn nhà người hàng xóm lỡ có cây chìa cành trĩu quả qua vườn nhà mình, rồi trái rụng trên vườn mình. Trong trường hợp như vậy, nhiều người Nhật sẽ nghiêm túc nhặt trái cây mang qua gõ cửa nhà hàng xóm để trả lại nữa đó !

Những cây hồng trĩu quả ở Nhật

Mùa thù là mùa của trái hồng, vào khoảng cuối tháng 9 hồng bắt đầu chín rộ khắp núi đồi. Trái hồng Nhật Bản thường không có hạt, rất ngọt, giòn và to, mùi vị đặc trưng khác hẳn với hồng giòn trong nước.

Mỗi năm vào mùa thu, hồng nặng trĩu quả ở các ngôi làng, chín vàng cả một vùng trông thật thích mắt. Nhưng khi vào tháng 10, bạn sẽ thấy khung cảnh “hoang tàn” nơi đây khi những trái hồng rụng gần hết mà không ai hái ăn. Lý do người Nhật không hái trái hồng trồng trong vườn nhà để ăn là hồng trồng trong vườn nhà thường chỉ là những giống hồng chát shibui kaki.

Trái hồng chát nếu ăn tươi sẽ chát, không ngọt ngon như những trái hồng bày bán ở siêu thị đâu. Do vậy, món ngon được chế biến từ quả hồng chát là quả mang đi sấy khô, gọi là Hoshigaki. Hồng sấy khô ăn rất ngọt và thanh, lại giòn giòn trong miệng. Hoshigaki là quả hồng được sấy khô theo phương pháp thủ công truyền thống nhằm bảo quản, dự trữ trái cây cho mùa đông. Đây là phương pháp lâu đời, đã có từ hơn 1.000 năm trước của người Nhật. Nếu đến Nhật Bản vào mùa thu, độ giữa tháng 10 đến tháng 11, bạn sẽ bắt gặp những dây  hồng khô treo lủng lẳng trước hiên nhà với sắc cam rực rỡ lấp lánh dưới ánh mặt trời, trông vô cùng thích mắt.

Nguồn: Sưu tầm

Share.

About Author