Wednesday, January 22
Hotline: 0969655528 - Địa Chỉ: Số 135 Phố Lãng Yên – Phường Thanh Lương – Hai Bà Trưng – Hà Nội

VĂN HÓA NHẬT BẢN QUA CÁC MÙA TRONG NĂM (P2)

Google+ Pinterest LinkedIn Tumblr +

Bài viết dưới đây, HAATO cùng với các bạn tìm hiểu và khám phá về những nét văn hóa đặc sắc của Nhật Bản qua từng mùa trong năm nhé.

MÙA THU – Mùa của sắc màu khiến lòng người xao xuyến

Khí hậu – thời gian mùa thu tại Nhật Bản

Trải qua 3 tháng mùa hè oi nóng, từ tháng 9 đến tháng 11 là thời điểm Nhật Bản chuyển mình sang thu. Mùa thu, những sắc phong Nhật Bản chuyển từ xanh sang đỏ rực cả một vùng trời.

Thời tiết lúc này tương tự như của mùa mưa vì thường có những cơn mưa mùa thu, nhưng mọi thứ sẽ tươi đẹp hơn từ giữa tháng Mười khi những cơn gió mùa đông bắt đầu thổi. … Nhiệt độ trung bình vào mùa thu là khoảng 12 ° C vào các phần phía bắc, 20 ° C ở khu vực miền trung và 26 ° C quanh phía nam của Nhật Bản.

Mùa thu là thời điểm lý tưởng để đi du lịch và thư giãn. Một số lễ hội và các hoạt động vui chơi thú vị để tham quan thưởng lãm vào thời điểm này phải kể đến: Akimatsuri (lễ hội mùa thu), Kouyou (mùa lá đỏ)…

Cảnh sắc, phong cảnh mùa thu tại Nhật Bản

Nói tới mùa thu Nhật Bản thì chắc chắn không thể không nhắc tới lá phong đỏ. Sự hấp dẫn của lá phong Nhật Bản biến hóa đa hình đa sắc, đến tận những chiếc lá rơi xuống cũng đẹp tựa tranh vẽ. Nhà ở kiểu Nhật và chùa, phong cảnh thần đạo hòa trộn với nhau chính là điểm hấp dẫn rất nhiều người.

Đến thăm những địa điểm nổi tiếng về lá phong trên toàn nước Nhật thì bạn sẽ phải ngạc nhiên và thán phục về vẻ đẹp đó. Lá phong trải rộng trên những quả núi rất đẹp nhưng hơn thế, hình dáng đứng một mình của một cây phong lớn thì càng đẹp tuyệt vời hơn.

Đặc trưng mùa thu tại Nhật Bản

Mùa thu, những làn gió thu mát mẻ, nhiệt độ trong ngày ổn định dễ chịu, vô cùng thích hợp cho những hoạt động thể thao. Thêm vào đó, đây là mùa thu hoạch nên các lễ hội cũng tăng lên. Tuy nhiên lễ hội ở đây không phải những lễ hội bình thường mà là những lễ hội được tổ chức với quy mô rất hoành tráng và rực rỡ.

Ngày thứ hai trong tuần thứ hai của tháng 10 được gọi là ngày thể thao. Ở các thị trấn hay trường học nhiều hội thao được tổ chức để nâng cao tinh thần thể thao và ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân. Một lễ nằm trong các nghi lễ vòng đời được tổ chức vào thu là lễ Shichi-go-san (3-5-7) được tổ chức vào ngày 15/11.

Vào lễ này các bé trai 3,5 tuổi và các bé gái 3,7 tuổi sẽ được cha mẹ cho mặc kimono đẹp và dẫn đến đền thần đạo để cầu nguyện cho những đứa trẻ được khỏe mạnh và hạnh phúc. Các bé sẽ được ăn kẹo chitose ame trong ngày này để cầu chúc cho sự trường thọ.

Mùa thu hay mùa thu cũng là mùa thu hoạch ở Nhật Bản, đó là một lý do có nhiều lễ hội và sự kiện được tổ chức vào khoảng thời gian này. Các lễ hội được tổ chức ở rất nhiều nơi, mỗi nơi lại theo một cách khác nhau và thường là trong các đền thờ bắt đầu từ nghi thức Shinto để thể hiện lòng biết ơn, sự cảm kích đối với các vị thần.

Phần lớn người Nhật nói rằng mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm. Họ thích những khoảng thời gian này vì thời tiết ổn định, lý tưởng cho việc đi du lịch. Cả gia đình có thể cùng nhau lên núi nhặt hạt dẻ hoặc vào các vườn cây hái các loại hoa quả tươi của mùa thu như lê, hồng.

MÙA ĐÔNG – Mùa của sự yêu thương, mùa của những giấc mơ

Khí hậu – thời gian mùa đông tại Nhật Bản

 Đã nhắc đến mùa đông thì ai cũng nghĩ ngay đến lạnh. Mùa đông lạnh giá kéo dài từ tháng 12 cho đến hết tháng 2, lúc này cả Nhật Bản sẽ trải qua mùa đông lạnh giá với những cơn gió kèm tuyết.

Nhiệt độ trung bình khá thấp, có thời điểm xuống âm độ, đặc biệt các vùng phía Bắc và Đông Bắc nhiệt độ xuống rất thấp. Khí hậu tương đối khô, trời hửng nắng và có tuyết rơi. Thời tiết thích hợp để tổ chức những lễ hội như: lễ hội băng, lễ hội tuyết, trải nghiệm suối nước nóng truyền thống.

Cảnh sắc, phòng cảnh mùa đông tại Nhật Bản

Tôi không biết phải nói như thế nào để diển tả hết cảm xúc về mùa đông ở Nhật Bản. Mùa đông đẹp nhất trong buổi sớm mai. Cả không gian bát ngát được bao bọc bởi những lớp tuyết trắng xóa, xốp xốp tựa bông. Trên nền tuyết thơ mộng ấy, hình dáng mọi vật như sắc nét và nổi bật hơn.

Tuyết thường chỉ xuất hiện và bao phủ ở phía Bắc và Tây Nhật Bản. Nếu là người yêu thích tuyết, bạn không nên bỏ qua vùng đất tuyết Yukiguni (là những vùng phía bắc Nhật Bản) như đảo Hokkaidou, tỉnh Aomori, Miaygi, Iwate, Fukushima, Akita, Yamagata, phía Đông Nhật Bản như: tỉnh Niigata, Nagano, Ishikawa, Fukui…

Đây đều là địa điểm tuyệt vời để du khách trải nghiệm trò chơi trượt tuyết cũng như ngắm nhìn cảnh sắc tuyệt vời mà tuyết đem lại. Tuyết mùa đông phủ trắng xóa mọi thứ, bám kín che đi những cành cây đen xù xì trụi lá. Trong màu trắng tinh khôi của tuyết và băng, cảnh vật nên thơ, dịu dàng hơn và lãng mạn như vương quốc tuyết nơi ở của “Nữ hoàng băng giá”.

Đặc trưng mùa đông tại Nhật Bản

Trừ vùng có khí hậu á nhiệt đới là Okinawa, hầu hết khắp nơi ở Nhật đều có tuyết rơi, nhưng tùy vào địa phương mà tuyết rơi dày hay ít. Những nơi có lượng tuyết rơi nhiều là các tỉnh từ Hokkaido tới trung tâm Honshu. Những nơi này được gọi là yukiguni (đất nước băng tuyết) do tuyết phủ trắng khắp nơi. Tỉnh Niigata là một trong những nơi có nhiều tuyết nhất thế giới với kỉ lục tuyết dày 8 mét .

Ở các vùng phía đông như Tokyo tuyết sẽ ít rơi hoặc chỉ phủ trắng một vài ngày. Tại Hokkaido vào mùa đông có một lễ hội nổi tiếng bậc nhất là Yuki Matsuri (lễ hội tuyết). Lễ hội được tổ chức ở công viên Odori, thành phố Sapporo, hằng năm thu hút khoảng hơn 2 triệu khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Nhắc đến mùa Đông không thể không nhắc đến Giáng Sinh và năm mới. Giáng sinh ở Nhật Bản không phải là một ngày lễ, người ta vẫn phải đi làm vào ngày 25 nhưng họ sẽ được nghỉ vào ngày 23/12 do đây là sinh nhật của Thiên Hoàng Nhật Bản. Và ngày cuối cùng của 1 năm, tức là ngày 31/12 được gọi là “Oomisoka”.

Đây là ngày bận rộn để chuẩn bị cho năm mới, vào đêm của ngày này nhiều gia đình thường tập trung quây quần cạnh nhau để thưởng thức món mì soba có tên “Toshikoshisoba” và chào đón năm mới.

Tập quán này nhằm để mong ước được sống trường thọ “mảnh, dài” như mì soba.

Ở các đền thờ và chùa chiền ở các địa phương sẽ tổ chức các sự kiện chào đón năm mới. Trong khuôn viên đền thần, thần chủ là người giữ vai trò thờ cúng các vị thần sẽ thức suốt đêm, giữ lửa và thực hiện nghi lễ “Ooharae” để xua đi những tội lỗi, điều xấu (trong tâm hồn).

Share.

About Author