Thursday, January 23
Hotline: 0969655528 - Địa Chỉ: Số 135 Phố Lãng Yên – Phường Thanh Lương – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Sumo Nhật Bản và những điều thú vị bạn chưa biết

Google+ Pinterest LinkedIn Tumblr +

Sumo là môn võ cổ truyền của Nhật Bản, hai lực sĩ sumo sẽ đấu trong một vòng tròn gọi là dohyo, ai ngã trước sẽ là người thua cuộc. Sumo xuất hiện ở Nhật Bản cách đây khoảng 1.500 năm và được coi là môn võ có lịch sử lâu đời nhất thế giới.

Sumo là môn võ cổ truyền của Nhật Bản, hai lực sĩ sumo sẽ đấu trong một vòng tròn gọi là dohyo, ai ngã trước sẽ là người thua cuộc. Sumo xuất hiện ở Nhật Bản cách đây khoảng 1.500 năm và được coi là môn võ có lịch sử lâu đời nhất thế giới.

Võ sumo là niềm tự hào, là biểu tượng văn hóa tinh thần của người Nhật và những lực sĩ sumo cũng là những ngôi sao sáng luôn được người dân tôn trọng và sùng bái.

Môn võ sumo của Nhật Bản

Môn võ sumo của Nhật Bản

Lịch sử phát triển của môn võ Sumo

Trận đấu Sumo đầu tiên được ghi nhận vào năm 642, lúc này nó được coi là một nghi lễ tôn giáo nhằm dự đoán xem vụ mùa có bội thu hay không và sau đó trở thành một nghi lễ trong cung đình, dưới sự bảo trợ của Thiên hoàng vào thế kỉ thứ 9.

Đến thế kỉ 12, khi các samurai nắm quyền chính trị thì võ Sumo mới chính thức được ứng dụng trong các trận chiến. Vào thời kỳ Edo (1603-1868) các cuộc đấu võ sumo thường có mặt trong các lễ hội đền.

Cuối cùng, đến cuối thời Minh Trị (1868-1912), võ Sumo mới được công nhận là môn thể thao của dân tộc. Được Thiên hoàng bảo trợ, sumo ngày càng phát triển, được tôn sùng và lan rộng thành môn thể thao của nước Nhật và vẫn được duy trì tinh thần ấy cho đến tận ngày nay.

Những năm gần đây, võ sumo ngày càng đón nhận sự quan tâm của bạn bè thế giới với số lượng võ sĩ sumo ngoại quốc không ngừng gia tăng.

Những yếu tố cơ bản tạo nên một trấn đấu võ sumo Nhật Bản

Võ sĩ sumo là những người được tuyển chọn kĩ lưỡng từ các thanh niên độ tuổi 15-23, học vấn từ trung học sơ sở trở lên với chiều cao tối thiếu là 1m67, 67kg. Ngoài ra, để làm võ sĩ sumo, người đó phải có xuất thân gia giáo, nề nếp và có sự tiến cử từ những người trong giới sumo Nhật Bản.

Sau quá trình tuyển chọn, các võ sinh phải tập luyện trong môi trường vô cùng khắc nghiệt trong 2 năm và chỉ có những ai tốt nghiệp đủ điều kiện mới được chính thức trở thành võ sĩ sumo. Võ sĩ sumo có thời gian biểu vô cùng chặt chẽ từ 5 giờ sáng tới 11giờ trưa. Không chỉ luyện tập vất vả, họ còn phải ăn thật nhiều theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt để tăng cân nặng. Người nặng nhất có thể lên tới 250-270kg.

Trong quá trình luyện tập, họ sẽ không bao giờ phải lo lắng về tiền bạc ăn ở, đào tạo, huấn luyện và cả thi đấu vì đã có sự tài trợ từ các doanh nghiệp lớn qua Hiệp hội sumo Nhật. Họ chỉ cần rèn luyện bền bỉ và quyết tâm cao nhất vượt qua gian khổ mà thôi.

Ozumo là tên gọi chung của các võ sĩ sumo chuyên nghiệp và được phân thành nhiều cấp bậc theo thứ tự tăng dần như sau

Juryo là cấp bậc thấp nhất, võ sĩ cấp bậc này được phép tham gia thi đấu các giải chuyên nghiệp 15 trận, và là đấu riêng giữa họ với nhau. Võ sĩ cấp Juryo có thể thi đấu cùng nhóm cao hơn nếu võ si nhóm cao hơn bị chấn thương.

Maegashira: thấp nhất trong nhóm Makuuchi

Komusubi: cấp bậc dành cho Maegashira nào có khoảng 10 trận thắng hoặc thắng một sumo có cấp bậc cao hơn mình.

Sekiwake: cấp bậc cho các Komusubi có số trận thắng nhiều hơn số trận thua trong mỗi mùa hoặc có số trận thắng rất nhiều (>10) trong nhiều mùa giải liên tục. Nếu Sekiwake có một mùa giải có số trận thắng ít hơn số trận thua, phải quay về cấp bậc Komusubi.

Ozeki: đặt được Ozeki võ sĩ phải thắng khoảng 33 trận và vô địch 3 mùa đấu liên tục. Nếu số trận thắng ít hơn số trận thua, sẽ phải quay về Sekiwake.

Yokozuna là thứ bậc cao nhất

Một điều đặc biệt đó là sumo chỉ dành riêng cho nam giới, nữ giới không được phép tham gia môn thể thao này.

Võ đài thi đấu

Võ đài thi đấu sumo là một vòng tròn đường kính 4,55 mét có tên gọi dohyo. Dohyo được bện bằng rơm khô nằm bên trong bệ đất sét trộn cát hình vuông cao hình. Phía trên có mái che treo được thiết kế khá cầu kì mô phỏng kiến trúc của đền Thần Đạo. Mái che thể hiện sức ảnh hưởng vô cùng lớn của tín ngưỡng Thần Đạo trong môn võ sumo.

Quy tắc chuẩn của võ đài sumo là mái che treo hình tam giác, võ đài hình tròn và bệ hình vuông. Đây là thiết kế tượng trưng cho một ngôi đền Thần Đạo.

Trọng tài

Trong các trận đấu sumo trọng tài đóng vai trò quan trọng được gọi là Gyoji. Trọng tài có nhiệm vụ phân định thắng bại và chủ trì các nghi thức Thần đạo liên quan đến trận đấu. Cũng như các sumo, Gyoji cũng được chia ra nhiều cấp bậc khác nhau, cấp cao nhất gọi là Tate-gyoji thường mặc trang phục giống thầy tu trong Thần Đạo. Trên tay phải cầm quạt gỗ, tay trái cầm dao găm khi điều khiển trận đấu.

Share.

About Author