Sunday, October 6
Hotline: 0969655528 - Địa Chỉ: Số 135 Phố Lãng Yên – Phường Thanh Lương – Hai Bà Trưng – Hà Nội

QUÀ TẶNG ĐỘC ĐÁO CHỈ CÓ TẠI KYOTO

Google+ Pinterest LinkedIn Tumblr +

Kyoto là địa điểm du lịch được yêu thích với nhiều đền chùa nổi tiếng như Kinkakuji, Kiyomizu, các cửa hàng thủ công truyền thống,..là nơi thích hợp để tìm kiếm quà tặng. Bài viết sẽ giới thiệu các địa điểm mua sắm có thể tìm kiếm quà tặng chỉ có ở Kyoto.

Mua một chút gì đó để kỷ niệm về chuyến đi Kyoto và làm quà cho người thân là việc chẳng dễ, bởi có rất nhiều hàng lưu niệm, dạng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Nhật, từ những chiếc kimono cao cấp, những chiếc bình hoặc đĩa gốm hầu như chỉ có một mẫu duy nhất, đến chiếc quạt giấy, khăn giấy thấm dầu… Trong vô số chủng loại và mẫu mã hàng thủ công mỹ nghệ ở Kyoto, có hai món mà du khách thường mua nhất là đồ gốm và dưa chua.

1.Dưa chua

Người Nhật ở khắp các nơi mỗi khi đến Kyoto đều mua về một vài món dưa chua để ăn và làm quà cho người nhà. Kyoto nằm sâu trong đất liền, xa biển, lại là nơi tập trung nhiều đền chùa theo Thần đạo hay Phật giáo, do vậy nông nghiệp nơi này rất chú trọng phát triển đủ loại rau quả.

Muối chua rau quả không xa lạ với các gia đình Nhật, nhưng nhờ vào một số loại rau quả chỉ riêng có ở Kyoto, thêm chút bí quyết truyền thống mà rau quả muối chua ở Kyoto đã trở thành đặc sản. Gọi là dưa chua, nhưng thật ra nguyên liệu làm đồ chua rất đa dạng, từ các loại cải, bắp cải đến dưa leo, mà người Nhật gọi chung là tsukemono, nghĩa là món ăn kèm. Ngoài sự phong phú về nguyên liệu, tsukemono còn có khá nhiều vị khác nhau, từ chua cay đến mặn ngọt.

Trên khắp Kyoto, bạn sẽ thấy rất nhiều cửa hàng bán nhiều loại rau ngâm nhiều màu sắc làm đồ ăn nhẹ và quà lưu niệm tuyệt vời. Điều này là do kyo-tsukemono của thành phố – hay dưa chua ở Kyoto – được coi là một trong những món ngon nhất ở Nhật Bản. Trước khi làm lạnh có sẵn, các loại rau được trồng tại địa phương dễ dàng bị hỏng trong mùa hè nóng và ẩm của Kyoto, vì vậy chúng được ngâm để kéo dài thời gian sử dụng của chúng.

Được thành lập vào năm 1940, Uchida Tsukemono là một cửa hàng ở chợ Nishiki có senmaizuke ngon nhất – một loại dưa cải củ cải tinh túy nhất ở Kyoto thường được ăn vào mùa đông. Nếu bạn muốn có một bữa tiệc dưa chua, hãy đến Akoyachaya cho bữa tiệc tự chọn tất cả những gì bạn có thể ăn với 20 loại dưa chua có thể được thưởng thức với cơm hoặc cháo.

2.Gốm sứ

Cố đô Kyoto cổ kính với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, những ngôi chùa lâu đời và những con đường tĩnh lặng truyền thống gợi lên hình ảnh Nhật Bản cổ xưa và nơi đây còn là quê hương của gốm sứ Nhật. Ai đến thăm Kyoto đều ngỡ ngàng vì hòa trong màu xanh bạt ngàn của những cánh đồng chè là một thế giới đầy màu sắc của gốm sứ…

Gốm sứ Kyoto được biết đến từ thế kỷ thứ V, thật sự phát triển mạnh và nổi tiếng khắp nơi từ thế kỷ XIV. Từ sau thế kỷ XVII, khi nói đến gốm sứ Nhật Bản, người yêu thích và sưu tầm gốm luôn nhớ hai từ là kyo-yaki và kiyomizu-yaki. Đó là loại gốm sứ đặc trưng của Kyoto được chế tác thủ công tinh xảo, sau đó người ta thổi vàng, phủ bạc lên đồ gốm sứ và vẽ hoa văn hết sức tinh tế.

Thời Edo (từ năm 1624 đến 1683) là thời kỳ nghệ thuật gốm sứ Nhật Bản phát triển hưng thịnh nhất, các nghệ nhân Nhật Bản đã sáng tạo ra các loại gốm xanh, gốm trắng, cách nhuộm gốm và hoa văn trên gốm. Đồng thời, những loại tranh gốm nổi tiếng của Nhật Bản cũng ra đời vào thời gian này như tranh gốm Taniyaki, tranh gốm Nabesima nổi tiếng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Gốm Kyoto thường là gốm màu mỏng nhẹ, ít hoa văn hơn gốm Bát Tràng. Để tạo ra sản phẩm gốm này phải rất công phu từ việc chọn chất đất làm gốm, cách nhào nặn đất, tráng men gốm cho tới giai đoạn nung trong lò gốm truyền thống bằng đất, nhiệt độ phải đạt tới 1300 độ C. Sản phẩm nồi gốm Kamado và chú chồn gốm Tanuki là nổi tiếng và bán chạy nhất trên toàn Nhật Bản.

Ngày nay, gốm sứ Kyoto không chỉ gói gọn và loanh quanh trong các mặt hàng điển hình gắn liền với đời sống văn hóa Nhật như là tách trà, chén trà, bình trà, chén dĩa, bình hoa,… mà còn có những vật dụng trang trí cho mùa và lễ hội.

Nguồn: Sưu tầm

Share.

About Author