Thursday, December 5
Hotline: 0969655528 - Địa Chỉ: Số 135 Phố Lãng Yên – Phường Thanh Lương – Hai Bà Trưng – Hà Nội

“ONII CHAN” LÀ GÌ? CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ HẬU TỐ TRONG XƯNG HÔ

Google+ Pinterest LinkedIn Tumblr +

“Onii chan” nghĩa là gì trong tiếng Nhật?

“Onii chan” trong tiếng Nhật có ý nghĩa là “anh trai”. Cụm từ này được con gái Nhật sử dụng với những người con trai lớn tuổi hơn dù cùng huyết thống hay không. “Chan” là 1 cách gọi thân mật. Trong gia đình hay bạn bè thân thiết, hậu tố “chan” cũng được sử dụng khá nhiều.

Ojii chan: ông

Obaa chan: bà

Otou chan: bố

Okaa chan: mẹ

Onii chan : anh

Onee chan: chị

Cách sử dụng hậu tố “chan”

“Onii chan” hiện nay được sử dụng khá nhiều trên Internet. Cư dân mạng quốc tế sử dụng nó như 1 cách để gây sự chú ý của con gái đối với những người con trai hấp dẫn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên biết cách sử dụng hậu tố này trước khi ứng dụng nhé.

Một số điều bạn cần lưu ý đó là:

– “Chan” chủ yếu được sử dụng với trẻ em, các thành viên nữ trong gia đình, người yêu và bạn thân.

– Không được sử dụng “chan” với người có tuổi tác và địa vị cao hơn mình trong xã hội.

– Hậu tố “chan” hoàn toàn có thể sử dụng với tên của mình.

Sở dĩ ông và bà đều có thể gọi với hậu tố “chan” là vì khi người ta già, họ không thể chăm sóc mình được nữa. Dường như họ trở về trạng thái khi mới sinh, tức là cần người khác chăm sóc. Dùng từ “chan” để thể hiện phần trẻ con trong con người họ.

Một số hậu tố gọi trong tiếng Nhật

Trong tiếng Nhật còn rất nhiều hậu tố gọi khác được sử dụng trong xưng hô.  Các bạn cùng tìm hiểu nhé:

  1. San さん

Đây là hậu tố được sử dụng nhiều nhất và ở nhiều lứa tuổi nhất. “San” có thể được ghép với tất cả tên gọi ở nhiều hoàn cảnh, tình huống giao tiếp khác nhau.

Tuy nhiên, “san” chỉ ghép với tên người khác. Nếu ghép với tên mình sẽ thành mắc lỗi thiếu lịch sự.

“San” còn có thể được để kết hợp với:

+ Danh từ chỉ nơi làm việc

Ví dụ: Người bán hoa được gọi là hanaya-san (cửa hàng hoa + san) hoặc người bán sách sẽ là honya-san (hiệu sách + san).

+ Tên công ty

Ví dụ: Mitsubishi-san.

Bạn có thể tìm được sự kết hợp này ở trên bản đồ nhỏ của điện thoại hay thẻ tín dụng ở Nhật Bản.

+ Tên động vật, đối tượng vô tri vô giác.

Ví dụ: usagi-san (thỏ), sakana-san (cá).

Tuy nhiên, hành động này được xem là trẻ con nên tránh sử dụng trong những phát biểu quan trọng.

+ Chồng và vợ cũng có thể gọi nhau bằng “san” nếu thích.

+ Có 1 cách chơi chữ với “san” khá thú vị. Giới trẻ Nhật Bản thường gắn số 3 sau tên của người khác để thay cho hậu tố “san”. Vì trong tiếng Nhật số 3 phát âm là “san” 三 (さん)

  1. Kun くん

Có “onii chan” liệu có “onii kun” không nhỉ? Trong tiếng Nhật thì có.

+“Kun” được dùng khá nhiều khi người lớn tuổi muốn gọi 1 bé trai. Ngoài ra, “kun” được sử dụng trong khá nhiều trường hợp. Và nó được coi là từ đáng trân trọng nhất trong số các kính ngữ của Nhật.

+“Kun” được dùng khi 1 bạn nữ muốn thổ lộ tình cảm hoặc thể hiện sự thân thiết và tôn trọng giữa 2 người với nhau.

+ Khi gọi tên 1 người mà bạn yêu quý, cũng có thể thêm “kun”.

+“Kun” được dùng nhiều nhất khi người đó gây ấn tượng với mình, 1 người thông minh học giỏi hoặc có vẻ đẹp xuất sắc.

  1. Sama さま

“Sama” là phiên bản tôn trọng cao hơn của “san”. Nó được sử dụng với những người có địa vị cao hơn nhiều so với mình, những vị khách hàng hoặc đôi khi là những người bạn rất ngưỡng mộ.

Nếu sử dụng “sama” với chính mình, thì sẽ là sự kiêu ngạo 1 cách cực đoan (hoặc mỉa mai đến sự khiêm tốn của bản thân).

Hậu tố “sama” được dùng :

+ Sau tên của người nhận trên bưu thiếp, thư từ và email trong kinh doanh.

+ Nhóm định từ như o-machidou sama (cảm ơn bạn đã chờ).

+ Giao tiếp buôn bán với ý nghĩa là khách hàng. Ví dụ okyaku-sama (quý khách).

  1. Senpai せんぱい

Khác với “onii chan” hay cụ thể là “chan”, “senpai” là hậu tố được dùng để chỉ những người đồng sự có thâm niên cao hơn.

Trong trường học, giáo viên không phải “senpai” mà là những anh chị học lớp cao hơn. Trong công việc, đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm hơn là “senpai”, sếp không phải là “senpai”.

  1. Sensei せんせい

Đây là hậu tố được sử dụng để gọi giáo viên , bác sĩ, chính trị gia và những người có thẩm quyền khác.

“Senpai” và “sensei” không chỉ là 1 hậu tố, mà còn là danh hiệu độc lập.

“Sensei” đôi khi còn được sử dụng để nịnh bợ. Người Nhật sẽ dùng từ này để làm nổi bật sự cuồng vọng với những người tự cho phép mình gắn với thuật ngữ này.

Share.

About Author