Saturday, October 5
Hotline: 0969655528 - Địa Chỉ: Số 135 Phố Lãng Yên – Phường Thanh Lương – Hai Bà Trưng – Hà Nội

ĐÁM CƯỚI TRUYỀN THỐNG CỦA NHẬT BẢN

Google+ Pinterest LinkedIn Tumblr +

Mùa cưới đến rồi, có lẽ các cặp đôi uyên ương đang rục rịch chuẩn bị cho một buổi lễ quan trọng, buổi lễ đánh dấu bước ngoặt của cuộc đời.

Thế giới ngoài kia rộng lớn là thế, với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, mỗi nơi lại có mỗi nền văn hóa và phong tục tập quán khác nhau về những nghi lễ trong đám cưới.

Nhật Bản là một quốc gia Châu Á, do đó nét văn hóa của Nhật có đôi nét tương đồng với Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên, đám cưới của người Nhật cũng có những điểm riêng và đặc biệt của riêng nó.

Mời các bạn cùng Trung tâm ngoại ngữ HAATO khám phá những điều thú vị có một không hai này nhé.

1.Địa điểm

Cũng giống như ở Việt Nam, mùa cưới tại Nhật Bản thường rơi vào hai mùa đẹp và lãng mạn nhất trong năm: Mùa xuân và mùa thu. Khi tiết trời ấm áp, hoa anh đào nở rộ hay khi bầu trời rợp một sắc đỏ của lá phong thì cũng chính là lúc các cặp đôi lên kế hoạch và tổ chức lễ cưới.

Sau khi đăng ký kết hôn và được sự chấp thuận của pháp luật, các cặp đôi sẽ tổ chức nghi lễ theo phong cách Shinto tại một ngôi đền trước sự chứng kiến của các vị thần. Nghi lễ này có nguồn gốc từ thời Minh Trị (1868 – 1912).

2.Thời gian

Người Nhật khá mê tín như người Việt và người Nhật rất quan trọng ngày tổ chức hôn lễ. Vì khi lựa chọn được ngày tốt, họ tin rằng không chỉ có hôn nhân hạnh phúc bền vững, con cái đề huề, mà nó còn giúp cho công việc sau này của cặp vợ chồng trẻ được thuận buồm xuôi gió… Do vậy, ngày cưới được cả 2 bên xem xét rất kỹ lưỡng.

3.Trang phục

Trong lễ cưới, người Nhật và người Việt đều có những trang phục đặc biệt dành cô dâu và chú rể. Nếu như ở Việt Nam với trang phục truyền thống là áo dài, thì ở Nhật cô dâu sẽ mặc trang phục Shiromuku (白無垢với những họa tiết cầu kỳ, tượng trưng cho sự tinh khiết của cả về thể xác lẫn tinh thần, đầu đội mũ Wataboshi (綿帽子) hoặc Tsuno-kakushi (角隠し), thường phải mất khoảng một tháng để hoàn thành. Ý nghĩa của chiếc mũ này, chính là biểu tượng cho đời sống vợ chồng được hạnh phúc hòa thuận hơn. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa là gạt bỏ đi tính ghen tuông của người phụ nữ.

Còn chú rể sẽ mặc Hakama truyền thống, có kẻ sọc màu đen được làm từ lụa Habutea có gắn gia huy và quần chùng.

4.Nghi lễ

Cũng giống như Việt Nam, hôn lễ chính sẽ được tổ chức tại nhà trai với nhiều nghi thức đặc biệt. Nhưng có điều khác biệt là: Đầu tiên, đó chính là nghi thức làm lễ của người thần đạo. Tại lễ cưới, cô dâu và chú rể sẽ phải nói lời thề yêu thương nhau và trao nhau chén rượu sake để chứng minh cho lời thề đó là mãi mãi. Cô dâu và chú rể sẽ phải chọn 1 trong 3 chén rượu có kích thước dần lớn lên. Ngoài ra sẽ cùng nhau tham gia nghi thức dâng cành cho cây thần Sakaki cho những vị thần chứng giám.

Tiếp sau đó là nghi thức giới thiệu hai bên họ hàng và lễ đón dâu mới được bắt đầu. Hai bên họ hàng sẽ liên hoan để chúc mừng hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ.

Sau khi cưới được khoảng từ 3 đến 5 ngày thì cả cô dâu và chú rể sẽ đến nhà cô dâu. Điều này rất giống với lễ lại mặt của Việt Nam chúng ta.

Tuy nhiên, đám cưới theo kiểu truyền thống này vẫn tồn tại tại Nhật Bản nhưng nó chỉ tổ chức với quy mô nhỏ gồm gia đình 2 bên. Hiện này Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng theo phong cách lễ cưới nhà hàng, khách sạn. Mục đích là để giảm bớt đi nhiều những thủ tục rườm rà và thể hiện sự bắt nhịp của một quốc gia phát triển.

Qua những hình ảnh trên, chắc chắn các bạn cũng nhận thấy rằng đám cưới của người Nhật cũng không khác là mấy so với người Việt Nam chúng ta đúng không? Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn.

Share.

About Author