Trong tâm niệm của người Nhật Bản có những con số đặc biệt mang lại cho họ những điều may mắn, lại có những con số rất kiêng kỵ. Mời các bạn hãy cùng Trung tâm ngoại ngữ HAATO xem đâu là con số may mắn được người Nhật ưa chuộng, đâu là con số mà người Nhật cho là xui xẻo nhé.
Cũng như hầu hết các quốc gia phương Đông, người Nhật cũng có cho riêng mình những quan niệm về những điều mang đến may mắn, tài lộc, cũng như những điều cấm kỵ mà họ tin rằng ai phạm phải sẽ gặp xui xẻo. Người Nhật họ rất xem trọng con số 7 vì cho rằng đó là một con số đem lại nhiều điều may mắn.
Điều này có lẽ lại ngược lại so với ở Việt Nam bởi số 7 có phiên âm Hán là thất, các bạn có thể liệt kê ra một đống từ xui xẻo bắt đầu bằng từ “thất”: “thất bát”, “thất bại”, “thất nghiệp”, “thất đức”, “thất học”, “thất vọng”, “thất tình”,…Vậy cùng xem tại sao người Nhật lại cho rằng số 7 là số may mắn.
Con số 7 có một dấu ấn cực kỳ quan trọng trong cuộc sống tinh thần của người dân ở xứ Phù Tang. Chẳng hạn như họ thường làm một buổi lễ kỷ niệm 7 ngày sau khi một đứa trẻ chào đời, và để tang vào ngày thứ 7 và tuần thứ 7 sau khi người thân trong gia đình qua đời. Hoàng gia Nhật cũng tin điều này khi con của công chúa Masako 7 ngày sau khi chào đời mới được đặt tên chính thức.
Thực tế là con số 7 không chỉ là một con số có ý nghĩa đối với riêng người Nhật mà còn xuất hiện rất nhiều trong văn hóa thế giới. Có thể kể đến 7 kỳ quan thế giới, 7 đại dương, 7 sắc màu cơ bản, 7 ngày trong một tuần, 7 điều cấm kị trong kinh thánh, hay là 7 chú lùn, đôi hài 7 dặm…
Vào những ngày đầu năm mới (ngày 7/1), người Nhật cũng có thói quen ăn một chén cháo nanakusa–gayu với thành phần gồm 7 loại rau mọc vào mùa xuân. Người ta tin rằng 7 loại rau này có thể giúp tránh được tà ma và bệnh tật. Ngoài ra, về mặt y học, món cháo với nhiều loại rau giàu vitamin như vậy cũng rất tốt cho sức khoẻ.
Trong thần thoại Nhật Bản cũng tương truyền rằng có 7 vị thần mang đến may mắn – Thất Phúc Thần. Họ là những vị thần có bề ngoài đặc biệt, cùng đi trên một con thuyền chở châu báu. Trên con thuyền có rất nhiều những đồ vật ma thuật như mũ tàng hình, túi không đáy, áo choàng lông chim, nhưng quyển sách quý… Để cầu tài lộc, bình an, sức khỏe cũng như buôn may bán đắt, người Nhật thường hay mua những bức tranh, tượng và những vật dụng có hình ảnh Thất Phúc Thần để sử dụng và trang trí.
Ý nghĩa của 7 vị thần may mắn trong văn hóa Nhật Bản
1 – Benten: Nữ thần của may mắn, tình yêu, sự thông thái và nghệ thuật. Hình ảnh thường gặp của nữ thần này là cô gái cầm một chiếc đàn trên tay. Nữ thần Benetn là hiện thân của geisha và nghệ thuật dân gian.
2 – Bishamonten: Là vị thần của các chiến binh với đầy đủ áo giáp cùng một ngọn giáo trong tay.
3 – Daikoku: Thần của cải và bảo hộ cho những người nông dân. Hình ảnh của thần Daikoku là một người đàn ông béo tốt.
4 – Ebisu: Là con của thần Daikoku và là vị thần của ngư dân. Hình ảnh Ebisu được thể hiện cùng một con cá lớn và một cần câu. Ông ta được thờ phụng bởi những ngư dân tại các đền thờ ở Osaka.
5 – Fukurokuju: Vị thần của sự khôn ngoan, may mắn và sự bất tử, ông có một cái trán rất cao.
6 – Hotei: Giống như Daikoku, Hotei là thần của cải, vui vẻ và hạnh phúc. Hình ảnh của ông là một người đàn ông tươi cười vác một túi đầy gạo.
7 – Jurojin: Thần bảo trợ cho sự sống dài lâu và hạnh phúc của người già. Jurojin được miêu tả bằng hình ảnh một người đàn ông luống tuổi với nụ cười hạnh phúc và hiền lành.
Người Nhật coi số 4 là số xui xẻo
Chữ số bốn trong mê tín của một số nước theo văn hóa chữ Hán trong đó có Nhật Bản do đồng âm với chữ “Tử” (nghĩa là chết) nên người ta thường kiêng số 4. Vì lý do này nên có sự mê tín coi chữ số 4 như một nỗi bất hạnh hoặc điềm gở.
Hiện nay ở Nhật trong số phòng của chung cư hoặc các khách sạn thì các căn phòng có số 4 đã dần dần không còn nữa, ví dụ như bên cạnh phòng số 203 là phòng số 205 hay tiếp tầng số 3 là tầng số 5. Tại bệnh viên nơi người ta không hề thích việc liên tưởng tới cái chết nên sự kiêng kỵ này càng mạnh mẽ. Việc chỉ định biển số xe, nếu là những biển số dưới hai chữ số 42 và 49, nếu không yêu cầu thì không phải trả tiền. Người ta tránh những số này bởi nó khiến liên tưởng tới 死に(Shini – tử, chết) hay 死苦(Shiku – cái chết đau đớn) hoặc 轢く( Hiku – nghiến, chèn ngã).
Trong số phòng hay số tầng của bệnh viện ngoài số 4 người ta cũng tránh số 9 – 九(với phát âm giống chữ “Khổ” – 苦). Tuy nhiên九 và苦 là đồng âm chỉ có trong tiếng Nhật nên cũng chỉ là phong tục của riêng Nhật Bản.