Saturday, August 31
Hotline: 0969655528 - Địa Chỉ: Số 135 Phố Lãng Yên – Phường Thanh Lương – Hai Bà Trưng – Hà Nội

7 số điện thoại khẩn cấp nên biết khi sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản

Google+ Pinterest LinkedIn Tumblr +

Khi sinh sống và làm việc tại Nhật Bản bạn sẽ gặp phải không ít những tình huống khó khăn đặc biệt là khi xảy ra các tình huống khẩn cấp như: cháy, cấp cứu, những vấn đề liên quan đến lao động, những vấn đề mà các bạn không thể biết trước được là nó có thể xảy ra. Trong những trường hợp này điều cần thiết nhất là các bạn nên gọi đến số điện thoại khẩn, dưới đấy chúng tôi xin đưa ra 6 số điện thoại khẩn người lao động nên biết khi sinh sống làm việc tại Nhật

Dưới đây là danh sách những số điện thoại khẩn cấp tại Nhật mà bạn nên ghi nhớ để có thể mau chóng gọi điện khi cần sự giúp đỡ. Khi xảy ra sự cố điều cần nhất là bạn phải thật bình tĩnh để gọi chính xác số mình cần để được giúp đỡ nhanh nhất. 

7 số điện thoại khẩn cấp người lao động nên biết khi sinh sống, làm việc tại Nhật Bản

1.Cấp cứu (119)

Khi bản thân hay ai đó bị thương nặng hoặc rơi vào tình trạng nguy cấp, hãy gọi đến số “119” để được xe cấp cứu vận chuyển đến bệnh viện gần nhất. 

Trường hợp phát hiện xảy ra hoả hoạn mà bạn một mình không thể dập tắt đám cháy thì hãy hô to lên để mọi người xung quanh biết. Nếu đám cháy có khả năng lan rộng thì hãy nhanh chóng gọi “119” để gọi xe cứu hoả đến.

7 số điện thoại khẩn cấp người lao động nên biết khi sinh sống, làm việc tại Nhật Bản

Khi gọi đến “119” bạn phải nói rõ ràng cho nhân viên tổng đài nghe là có người bị thương, cần xe cấp cứu hay đã xảy ra hoả hoạn để họ có hướng xử lí phù hợp kịp thời. 

Trường hợp hỏa hoạn 火事です!

丁目号です。

階のが燃えています。

目標は○○の(西)側です。電話は、○○○○-○○○○番です。私の名前は○○です。

 KAJI DESU!

–> báo địa chỉ

–> báo vị trí cháy cụ thể

–> báo số điện thoại và tên của mình.

Trường hợp cấp cứu 救急です!

丁目号です。

○○歳の(男性・女性)が(病気)です。

目標は○○の(西)側です。電話は、○○○○-○○○○番です。私の名前は○○です。

KINKYU DESU!

–> báo địa chỉ cụ thể

–> báo giới tính, tuổi và tình trạng bệnh.

–> báo số điện thoại và tên của mình.


2.Cảnh sát (110)

Khi bị cướp, đồ đạc trong nhà bị mất cắp hay xảy ra tình huống cần thiết phải có sự can thiệp của cảnh sát thì hãy gọi số “110”. Trước hết, bạn hãy bình tĩnh trả lời những câu hỏi của cảnh sát.   
 

7 số điện thoại khẩn cấp người lao động nên biết khi sinh sống, làm việc tại Nhật Bản

何がありましたか。 Chuyện gì đã xảy ra?
どこでありましたか。 Ở đâu? 
いつですか。 Lúc nào?         
犯人は(人相、服装、逃走方向) Đặc điểm nhận dạng của tội phạm?
Trang phục? Đã chạy về hướng nào rồi?
いま、どうなっていますか。 Tình hình bây giờ thế nào rồi?
あなたの住所、氏名、連絡先は。 Tên, địa chỉ, số điện thoại của bạn?


3.Tai nạn hàng hải (118)

 

7 số điện thoại khẩn cấp người lao động nên biết khi sinh sống, làm việc tại Nhật Bản


Ngoài những tai nạn trên biển (tự sát,bị thương…), khi phát hiện những vật liệu có khả năng phát nổ trên biển, những hành vi vi phạm pháp luật (như buôn lậu…) hay cố ý phá hoại môi trường biển… thì gọi đến số “118” để báo cho cơ quan chức năng giải quyết, ngăn chặn.    

4.Sự cố trên đường phố (#9910)

Khi thấy những bất thường trên đường phố như: sạt lở, sụt lún, ổ gà, cây ngã, hệ thống thoát nước gặp vấn đề… có thể làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông thì hãy gọi đến “#9910” để chính quyền có thể sớm khắc phục.

5. Các vấn đề của tu nghiệp sinh, nghiệp đoàn, công ty đang làm việc

Nếu bị vướng vào những vấn đề liên quan tới tu nghiệp sinh , nghiệp đoán và công ty đang làm việc thì các bạn hãy liên hệ với Cơ quan Hợp Tác Tu Nghiệp Quốc tế (JITCO) (miễn phí, giữ bí mật) để được tư vấn thắc mắc của tu nghiệp sinh bằng tiếng mẹ đẻ .

Điện thoại : 0120-022332

Fax: 03-6430-1114

Thứ bathứ năm hàng tuần 11 giờ ~19 giờNghỉ trưa 13 giờ – 14 giờ

Thứ bảy hàng tuần 13 giờ ~ 19 giờ

6. Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật

Số điện thoại phục vụ công tác bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản gồm:

 Đường dây nóng 080-3590-9136 trực 24/24 giờ.

 Số điện thoại 090-6187-6644 phục vụ bảo hộ công dân liên quan đến tu nghiệp sinh,thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản, trực từ 9:00 đến 18:00.

 Số điện thoại 080-4006-0234 phục vụ bảo hộ công dân liên quan đến lưu học sinh, sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản, trực từ 9:00 đến 18:00.

Lưu ý: Các số điện thoại trên phục vụ công tác bảo hộ công dân, không trả lời về các thủ tục lãnh sự cũng như các câu hỏi khác không liên quan đến công tác bảo hộ công dân.

7. Xử lý sự cố khi ở nước ngoài ( thông tin của bộ Ngoại Giao Việt Nam)

Số điện thoại trực công tác bảo hộ công dân (trực 24/24 giờ, 7 ngày trong tuần và 365 ngày trong năm):

(+84) 0918.370.497
(+84 4) 3823.1825

NGUYÊN TẮC CHUNG

Những giúp đỡ mà cơ quan Đại diện có thể làm

Cấp hộ chiếu để tiếp tục hành trình hoặc cấp Giấy thông hành để về nước;

Tiến hành thăm lãnh sự nếu công dân có yêu cầu trong trường hợp bị bắt, bị giam giữ hoặc bị tù;

Thăm công dân ốm đau đột xuất phải cấp cứu tại bệnh viện; giúp thông báo cho gia đình, thân nhân biết;

Giúp cung cấp danh sách, địa chỉ bệnh viện, luật sư;

Giúp liên hệ với gia đình, người thân, bạn bè trong nước nếu bị bắt giữ; giúp thuê luật sư (với điều kiện bản thân hoặc gia đình chịu chi phí);

Giúp can thiệp khi công dân VN bị giam giữ trong điều kiện phi nhân đạo (Bị tra tấn, đánh đập, ốm đau không được khám, chữa bệnh);

Giúp tìm kiếm thông tin nếu công dân bị mất tích;

Giúp thông báo cho gia đình, người thân bạn bè trong trường hợp công dân bị chết;

Giúp hồi hương công dân bị ốm đau, bị tai nạn hoặc đưa thi hài người chết về nước với chi phí của gia đình, người thân, bạn bè người đó. 

Những việc mà cơ quan Đại diện không thể làm

 Cấp đổi giấy phép lái xe;

 Trả tiền khách sạn, tiền phạt hoặc viện phí;

 Trả tiền cho công dân mất tiền bạc tiếp tục hành trình;

 Ứng tiền đặt cọc hoặc lệ phí thuê luật sư;

 Cử viên chức lãnh sự ra sân bay cấp hộ chiếu;

 Tiến hành điều tra tội phạm;

 Can thiệp vào tiến trình tư pháp hoặc yêu cầu nhà chức trách sở tại thả công dân bị bắt;

 Hành động thay thế luật sư;

 Hành động thay thế các đại lý du lịch , bảo hiểm y tế hoặc ngân hàng;

 Trả chi phí cho các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn tiến hành bởi cơ quan dịch vụ nước sở tại;

 Trả chi phí cho việc hồi hương thi hài, di hài người chết.

Điều kiện được bảo hộ giúp đỡ

Là công dân Việt Nam, mang hộ chiếu Việt Nam;

Đối với người có hai quốc tịch khi dùng hộ chiếu Việt Nam đi đến một nước thứ ba mà ở nước đó bạn không phải là công dân, cơ quan Đại diện Việt Nam tại Nhật cũng có thể tiến hành bảo hộ lãnh sự cho bạn nhưng chủ yếu ở khía cạnh nhân đạo (ví dụ : khi tính mạng, sức khỏe của bạn bị đe dọa hoặc khi bạn bị giam giữ, đối xử vô nhân đạo);

Công dân đang hưởng quy chế tị nạn ở nước ngoài không thuộc đối tượng được bảo hộ, giúp đỡ vì chính bản thân họ đã từ chối nhận sự bảo hộ, giúp đỡ của nhà nước mà người đó mang quốc tịch.

Nếu bạn gặp phải bất kì khó khăn hoặc trường hợp khẩn cấp nào hãy gọi ngay đến một trong các số điện thoại khẩn cấp trên.

Chúc các bạn may mắn!

Share.

About Author